Men răng là lớp phía ngoài cùng của răng, có chức năng bảo vệ ngà, tủy. Nếu bị mất men răng, bạn sẽ cảm thấy ê, đau buốt răng khi sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, mòn men răng còn làm răng xỉn màu, giảm tính thẩm mỹ. Vậy mất men răng có phục hồi lại được không? Cùng Bệnh viện niềng răng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Men răng là gì?
Men răng là lớp chất cứng nằm ngoài cùng, bao phủ trên bề mặt răng. Đây là phần chứa lượng khoáng chất nhiều nhất trong cơ thể chúng ta. Muối khoáng trong men răng chiếm khoảng 96%, phần còn lại là vật liệu hữu cơ và nước. Lớp men này tạo màu cho răng, đồng thời bảo vệ ngà, tủy. Men răng được cấu tạo từ các tinh thể canxi phốt phát mảnh dài, nằm sát nhau.
Calci và flour là hai hoạt chất giúp men chịu được sự tác động của kiềm, axit, nóng, lạnh. Bên cạnh đó, flour còn làm bề mặt men răng cứng, giúp phòng ngừa sâu răng, hạn chế mảng bám dính trên răng. Lớp men có độ dày mỏng không đồng đều. Phần đỉnh có dày đến 2.5 mm, nhưng phần biên lại rất mỏng. Ngoài ra, màu sắc của lớp men của mỗi người là khác nhau. Men răng có thể có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa. Ở cạnh răng đôi khi còn có màu hơi xanh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mòn men răng
Mòn men răng hay mất men răng là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Khi nhận thấy các dấu hiệu lớp men đã bị tổn thương, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để xử lý. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên tìm hiểu lý do gây ra xói mòn men răng để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Một số nguyên nhân phổ biến như:
Do yếu tố bên trong cơ thể
Lớp men răng có thể bị mài mòn dần do các yếu tố trong cơ thể hoặc một số bệnh lý răng miệng gây ra, ví dụ như:
- Khoang miệng khô, tuyến nước bọt hoạt động yếu dẫn đến lượng axit trong thực phẩm bám lại trên răng. Lâu dần sẽ làm mòn lớp men trên răng.
- Trẻ nhỏ sinh non có thể bị thiếu canxi, chất dinh dưỡng. Do đó nên lớp men răng không phát triển hoàn chỉnh, dễ bị mài mòn.
- Trào ngược thực quản làm acid dạ dày bị đẩy lên khoang miệng. Nếu không được khắc phục sẽ làm mất men răng.
- Viêm nha chu, sâu răng,… khiến vi khuẩn có môi trường sinh sôi phát triển, tấn công, làm lớp men bị mài mòn.

Do thói quen sinh hoạt hàng ngày
Bên cạnh các yếu tố bên trong cơ thể, thói quen khi ăn uống, sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ra mất men răng. Răng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lượng thức ăn, đồ uống đưa vào cơ thể. Nếu chế độ ăn không khoa học, thói quen sinh hoạt chưa hợp lý thì lớp men sẽ dễ bị xói mòn. Ví dụ như:
- Sử dụng thực phẩm nhiều đường công nghiệp.
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
- Hay nghiến răng, cắn đồ vật cứng.
- Điều trị tại nha khoa kém chất lượng.
- Dùng thuốc có chất bào mòn men răng trong thời gian dài.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mòn men răng
Men răng thường có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt. Vì thế nên nếu gặp tình tình trạng mất men răng, bạn có thể nhận biết được nhờ một số dấu hiệu sau:
- Răng có màu vàng ngà. Lớp men bị mất khiến ngà răng bị lộ ra ngoài. Màu ố vàng trên răng rất dễ nhìn thấy.
- Cảm giác ê buốt, đau nhức răng. Lớp men bị mòn làm nướu, răng nhạy cảm hơn thông thường. Khi sử dụng đồ ăn lạnh, nóng có thể khiến bạn cảm thấy đau ê, gây khó chịu.
- Men răng bị bong tróc. Lớp men mỏng bao phủ bên ngoài răng có thể bị bong tróc ra trong khi ăn uống. Dẫn đến tình trạng lớp men bị tróc, rơi ra khi nhai thức ăn.
- Răng dễ bị sứt mẻ. Mất men răng khiến răng không còn cứng cáp như trước. Bề mặt răng không trơn nhẵn, sáng bóng, dễ bị mẻ khi cắn thức ăn.
- Gặp bệnh lý răng miệng. Men răng suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây ra một số bệnh lý như: viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu,…
Mất men răng không chỉ làm giảm khả năng ăn nhai của răng mà còn ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người bệnh khá nhiều. Khi gặp tình trạng men răng bị xói mòn, bạn có thể tìm hiểu cách thức chữa trị tại nhà hoặc đến nha sĩ để được điều trị nhé.

Mất men răng có thể tự hồi phục lại không?
Nhiều khách hàng thắc mắc rằng mất men răng có thể hồi phục lại hay không. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo với công dụng giúp phục hồi men răng. Nhưng điều này liệu có đúng không? Bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây:
Cơ thể chúng ta có khả năng chữa lành rất tuyệt vời. Tóc, móng tay sẽ dài ra sau khi bạn cắt nó đi. Những đốt xương bị gãy cũng dần hồi phục sau một thời gian. Nhưng không may là, men răng khi bị mòn đi thì sẽ không thể tự hồi phục.

Thời điểm răng bắt đầu xuất hiện, nguyên bào men sẽ sản sinh ra men răng. Vì thế nên khi răng mọc lên hoàn toàn, các tế bào nguyên men răng cũng sẽ chết đi. Do đó khi tình trạng mất men răng xảy ra, răng không còn tế bào sống giúp phục hồi lớp men này nữa. Dù bạn có dùng phương pháp hay sản phẩm nào, lớp men cũng không quay trở lại.
Tổng kết lại, men răng bị mài mòn sẽ không thể hồi phục lại. Vì vậy nên bạn cần tìm hiểu, cập nhật các kiến thức nha khoa liên quan để chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt.
Cách khôi phục và bảo vệ men răng hiệu quả nhất
Mòn men răng hay mất men răng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì thế nên để tránh gặp tình trạng này, mọi người cần chủ động tìm hiểu, xây dựng cho mình thói quen chăm sóc răng miệng đúng chuẩn. Dưới đây là một số cách giúp bảo vệ men răng hiệu quả:
Bổ sung khoáng chất cần thiết cho răng
Thường xuyên bổ sung khoáng chất cần thiết cho răng là cách bảo vệ men răng tốt nhất. Bạn có thể sử dụng thực phẩm nhiều canxi, vitamin D để giúp lớp men này được vững chắc hơn. Chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên ăn sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua để giúp duy trì độ pH, gia tăng lượng nước bọt có trong khoang miệng. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần hạn chế ăn bánh kẹo chứa nhiều đường hay đồ uống có gas để giảm nguy cơ mất men răng.

Vệ sinh răng miệng với kem đánh răng có flour
Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ gây mòn men răng. Bạn cần đảm bảo đánh răng 2 lần/ ngày, lực chải răng vừa phải, không quá mạnh. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng có flour – hoạt chất giúp ngăn chặn acid để bảo vệ lớp men. Các sản phẩm chăm sóc răng miệng đều có mặt tại hiệu thuốc, siêu thị,… bạn có thể lựa chọn dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần chỉ định của nha sĩ về cách dùng sản phẩm chứa flour để tránh gây ra tình trạng răng nhiễm flour.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
Ngoài những cách giúp bảo vệ men răng tại nhà, bạn cũng cần đến cơ sở nha khoa để được thăm khám định kỳ. Tại đây, người dùng sẽ được bác sĩ kiểm tra và loại bỏ mảng bám cứng trên răng. Bên cạnh đó, nếu khách hàng gặp phải tình trạng mất men răng, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn một vài phương pháp để khắc phục như: bọc răng sứ, trám răng, ….

Trên đây là thông tin liên quan đến chủ đề mất men răng. Để có được một hàm răng chắc khỏe, nụ cười tự tin thì mọi người nên chủ động tìm hiểu, có phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Bệnh viện niềng răng để được giải đáp nhé!