Niềng răng hay chỉnh nha đều là cách gọi của phương pháp nha khoa giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Người chỉnh nha trong thời gian đeo niềng sẽ được nha sĩ siết răng định kỳ. Vậy tại sao phải siết mắc cài? Niềng răng bao lâu siết một lần? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Độ tuổi thích hợp để niềng răng?
Chỉnh nha có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện tình trạng răng mọc không đều. Không những phục hồi được khớp cắn, niềng răng còn đem lại nụ cười tự tin cho người bệnh. Quá trình niềng răng thường mất khoảng từ 1.5 – 3 năm tùy từng trường hợp cụ thể. Về cơ bản, người từ 10 – 50 tuổi đều có thể niềng răng. Nhưng độ tuổi 10 – 16 là thời điểm “vàng” được bác sĩ khuyến khích nên thực hiện chỉnh nha.
Độ tuổi 10 – 16 là thời điểm răng sữa đã rụng hết, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Răng, cung hàm lúc này đã phát triển gần hoàn thiện, dần trở nên cứng cáp hơn. Vì thế, chỉnh nha thời gian này mang lại hiệu quả cao hơn những giai đoạn khác. Bên cạnh đó, trong độ tuổi từ 35 – 50, chúng ta vẫn có thể thực hiện niềng răng. Nhưng trước khi tiến hành, khách hàng cần được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng kỹ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.

Vì sao cần siết chặt mắc cài khi niềng răng?
Tại sao cần siết mắc cài trong quá trình chỉnh nha? Chúng ta đều biết mục đích của niềng răng là giúp đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Để có thể điều chỉnh hướng dịch chuyển của răng, người bệnh cần đeo mắc cài để tác động lực lên răng. Từ đó hỗ trợ cho việc di chuyển của răng. Siết mắc cài là bước không thể thiếu. Đây là hoạt động điều chỉnh dây cung để siết chặt vào răng. Nó giúp điều chỉnh răng thẳng hàng hơn, di chuyển đến vị trí mong muốn.
Niềng răng là phương pháp nha khoa cần được đầu tư cả về chi phí lẫn thời gian. Vì thế, hoạt động siết mắc cài cũng được thực hiện định kỳ trong lâu dài. Chúng ta cần đến nha sĩ để được siết niềng răng đúng hẹn. Việc này sẽ giúp quá trình chỉnh nha diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao hơn.

Niềng răng bao lâu siết một lần?
Niềng răng bao lâu siết một lần? Theo chuyên gia nha khoa, hiện có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau thế nên thời gian siết mắc cài cũng khác nhau. Thời gian siết răng định kỳ của mỗi người sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn và phương pháp niềng.
Giai đoạn niềng
Theo chuyên gia nha khoa, siết răng cần được diễn ra khoảng 3 – 6 tuần/lần. Tùy vào tình trạng răng mà thời gian siết răng định kỳ sẽ dài ngắn khác nhau. Thông thường ở giai đoạn đầu của quá trình chỉnh nha, khách hàng có thể được chỉ định thời gian siết mắc cài khoảng 1 – 2 tuần/lần. Dần về sau, khi răng đã có sự ổn định trên cung hàm, bác sĩ sẽ giảm số lần đi siết răng định kỳ của người bệnh.
Phương pháp niềng
Siết răng chỉ thực hiện đối với phương pháp niềng răng mắc cài (mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ). Thời gian siết răng của người bệnh sẽ dựa vào từng giai đoạn niềng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nên siết mắc cài 3 – 6 tuần/lần.
Đối với niềng răng trong suốt (không sử dụng mắc cài) thì người dùng không cần siết niềng răng. Các khay niềng sẽ được thay đổi tùy theo sự dịch chuyển của răng.

Mục đích của việc tái khám khi niềng răng
Việc tái khám định kỳ khi niềng răng rất cần thiết. Vì trong quá trình chỉnh nha, răng rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng xấu. Người dùng nên khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tình trạng răng miệng của mình. Ngoài ra, việc này còn giúp chỉnh nha đảm bảo hiệu quả như mong muốn.
- Người dùng sẽ được kiểm tra tiến trình di chuyển của răng theo từng giai đoạn cụ thể. Từ đó đảm bảo răng đang dịch chuyển đúng hướng, đúng thời gian dự tính.
- Tái khám cũng là thời gian để bác sĩ siết mắc cài, điều chỉnh lực tác động lên răng.
- Tái khám còn giúp phát hiện những sai lệch của răng, nhờ đó có những điều chỉnh phù hợp.
- Đối với trường hợp dây cung bị đứt, bung mắc cài do ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách,.. sẽ được nha sĩ xử lý.
- Tái khám khi niềng răng giúp người dùng biết được sự thay đổi tích cực của răng trong thời gian chỉnh nha.

Niềng răng trong bao lâu mới được tháo?
Niềng răng trong bao lâu mới được tháo? Chuyên gia nha khoa đã cho hay, không có thời gian niềng răng cụ thể cho tất cả trường hợp. Tùy vào nhiều yếu tố mà thời gian tháo niềng của mỗi người sẽ khác nhau.
Đối với trẻ em
Trẻ em là đối tượng được nha sĩ khuyến khích nên niềng răng sớm. Thời gian tháo niềng ở bé có thể dài ngắn khác nhau tùy vào lứa tuổi. Độ tuổi 8 – 10 tuổi, trẻ được đeo hàm cố định chứ không đeo mắc cài. Bé sử dụng hàm để điều chỉnh răng bị lệch lạc, tạo vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên. Ở độ tuổi 10 – 12 tuổi, răng cùng xương hàm của bé đã phát triển cứng cáp hơn nên thời gian đeo niềng của bé sẽ kéo dài hơn. Tùy vào tình trạng của mỗi bé mà nha sĩ sẽ chỉ định thời gian tháo niềng. Đôi khi bé có thể đeo niềng kéo dài đến lúc trưởng thành để đảm bảo hiệu quả niềng răng.
Đối với người lớn
Đối với người trưởng thành, thời gian trung bình cho mỗi ca niềng kéo dài khoảng 12 – 24 tháng. Trường hợp răng khách hàng gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn như hô, móm nặng, răng mọc lệch nhiều thì thời gian tháo niềng sẽ kéo dài đến 36 tháng. Với công nghệ nha khoa hiện đại ngày nay, thời gian niềng của người trưởng thành cũng có thể được rút ngắn.

Cách giảm đau trong những ngày siết răng
Siết mắc cài thường được thực hiện không liên tục và diễn ra khá nhanh chóng. Nhưng cảm giác đau nhức, khó chịu sau khi siết là không ai tránh khỏi. Để giảm bớt tình trạng này, dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng:
Chườm đá
Chườm đá là giải pháp giảm đau hiệu quả không chỉ cho răng mà có thể áp dụng trên cả cơ thể. Hơi lạnh từ đá sẽ giúp giảm cơn khó chịu ngay tức thì. Bạn có thể cho đá lạnh vào 1 chiếc khăn sạch rồi gói lại. Sau đó chườm khăn lên vùng miệng cảm thấy ê buốt. Thực hiện nhiều lần trong ngày để có hiệu quả bạn nhé.

Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối là dung dịch có chứa Natri Clorid – có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ lớp niêm mạc miệng. Vì vậy nên sử dụng nước muối ấm để giảm cơn đau sau khi siết răng rất hiệu quả. Cách làm dung dịch này rất đơn giản như sau:
- Hòa tan 1 muỗng cà phê muối biển vào 250ml nước ấm.
- Khuấy đếu hỗn hợp này cho đến khi muối hòa tan hoàn toàn trong nước.
- Dùng dung dịch này súc miệng 2- 3 lần/ngày.
Bạn nên thực hiện mỗi lần kéo dài 1 phút để có được hiệu quả giảm đau tốt. Ngoài ra, bạn có thể mua nước muối sinh lý ngoài các tiệm thuốc tây để đơn giản hơn trong việc sử dụng.
Massage nướu
Khi siết răng, vùng mô mềm dưới răng bị tác động gián tiếp, gây ra đau đớn cho cả khu vực răng và nướu. Vì thế, massage nướu có thể giúp các vùng bị tổn thương trở nên dễ chịu. Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng ngón tay của bạn để xoa lên vùng nướu bị đau.
- Xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và chiều ngược lại đến khi cơn đau giảm bớt.
Lưu ý vệ sinh tay thật sạch trước khi thực hiện để không bị vi khuẩn theo tay vào miệng. Bạn có thể massage nướu gián tiếp qua khăn giấy chuyên dụng cho vệ sinh răng miệng.
Ăn thức ăn mềm
Cảm giác đau nhức sau khi siết răng làm người bệnh cảm thấy khó khăn trong ăn uống. Để nạp vào cơ thể dưỡng chất cần thiết nhưng hạn chế được sự ê buốt, chúng ta nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai như: Cháo, súp,… Đặc biệt không ăn thực phẩm giòn, cứng để răng không bị nhức, gây cảm giác khó chịu kéo dài.

Dùng sáp chỉnh nha
Nếu vùng mô mềm bị tổn thương sau khi siết mắc cài, sáp nha khoa sẽ làm giảm đau nhức ở khu vực này. Sáp nha khoa có thành phần từ sáp cọ, sáp ong nên rất an toàn cho người dùng. Trước khi bắt đầu, chúng ta cần vệ sinh tay thật sạch. Sau đó lấy một lượng sáp nha khoa khoảng 0.5cm (cỡ hạt đậu) rồi bôi vào vùng bị đau ê. Dùng tay ấn sáp chặt vào khu vực được bôi để sáp không bị trôi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề “Niềng răng bao lâu siết một lần?”. Nếu còn thắc mắc liên quan đến hoạt động chỉnh nha, liên hệ ngay đến bệnh viện niềng răng để được giải đáp nhé!