Niềng răng bị tụt lợi – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Niềng răng là một giải pháp mang lại thẩm mỹ cho răng bị khiếm khuyết. Bên cạnh lợi ích to lớn về sau này thì nỗi lo trước mắt chính là quá trình niềng răng liệu có xảy ra chuyện gì không? Một trong số đó chính là tình trạng niềng răng bị tụt lợi. Vậy nguyên nhân xảy ra là gì? Có nguy hiểm gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

Niềng răng bị tụt lợi là như thế nào?

Niềng răng được xem là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại nhất ngày nay. Nó giúp điều chỉnh lại răng quay về đúng vị trí mong muốn. Ngoài ra, niềng răng còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai và lấy lại sự thẩm mỹ cho nụ cười. Về cơ bản, niềng răng nếu thực hiện đúng kỹ thuật sẽ không gây ra những biến chứng về sau. Tuy nhiên, với một số trường hợp, tình trạng niềng răng bị tụt lợi vẫn có thể xảy ra. Không phải là tình trạng phổ biến nhưng khả năng xuất hiện là có.

Niềng răng tụt lợi được hiểu là phần lợi nơi hàm trên hoặc hàm dưới bị co rút lại khiến cho răng trông có vẻ dài hơn. Nhìn từ ngoài vào trông khá mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Niềng răng bị tụt lợi ở hàm trên dễ phát hiện hơn so với hàm dưới.

Tình trạng niềng răng bị tụt lợi
Tình trạng niềng răng bị tụt lợi

Nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng bị tụt lợi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng niềng răng tụt lợi. Phần lớn xuất phát từ chính người bệnh, do những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày. Cụ thể như sau:

Do mảng bám cao răng

Cao răng được hình thành từ những thức ăn thừa bị kẹt lại kẽ răng và bị vôi hóa. Điều này xảy ra khi vệ sinh răng miệng không đúng cách. Thật vậy, trong quá trình niềng răng thì việc vệ sinh rất khó khăn. Khi mảng cao răng tồn tại quá lâu sẽ sinh ra vi khuẩn gây viêm nhiễm nơi khu vực nướu. Viêm nướu chính là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi.

Mảng bám cao răng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc tụt lợi
Mảng bám cao răng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc tụt lợi

Vệ sinh răng sai cách

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng rất khó khăn. Vì thế, nhiều người đánh răng không kỹ hoặc dùng lực quá mạnh có thể gây hư hại lớp men răng, tác động đến phần chân răng và nướu. Từ đó gây ra tình trạng tụt lợi trong quá trình niềng răng.

Do bệnh lý nha chu

Trước khi niềng răng sẽ có một bước là kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu như bạn có bệnh lý về nha chu nhưng vẫn chưa được điều trị triệt để mà vẫn thực hiện niềng răng thì khả năng cao là bạn sẽ bị tụt lợi trong quá trình chỉnh nha. Bên cạnh đó, bạn còn gặp phải tình trạng sâu răng, hôi miệng hoặc đau hàm,…

Bệnh lý nha chu gây ra viêm nhiễm và làm tụt lợi
Bệnh lý nha chu gây ra viêm nhiễm và làm tụt lợi

Do lực siết mắc cài

Đối với những bác sĩ có tay nghề cao sẽ thực hiện niềng theo đúng kỹ thuật và lực siết mắc cài là vừa phải. Tuy nhiên, một vài trường hợp do được xử lý bởi người có kỹ thuật kém nên lực siết quá mạnh khiến răng không thể chịu đựng. Từ đó gây ra áp lực lên phần nướu. Dẫn đến, tình trạng tụt lợi xuất hiện.

Lực siết mắc cài quá mạnh cũng tác động đến phần lợi
Lực siết mắc cài quá mạnh cũng tác động đến phần lợi

Niềng răng bị tụt lợi có nguy hiểm gì không?

Tình trạng tụt lợi khi niềng răng thật sự nguy hiểm nếu như bạn không có biện pháp xử lý kịp thời. Về lâu dài sẽ xảy ra những tình trạng sau:

  • Răng nhạy cảm hơn: Khi bị tụt lợi bạn sẽ cảm thấy dễ đau buốt và nhức nhối khi ăn hoặc uống đồ ăn nóng lạnh. Nguyên nhân là vì cổ chân răng bị lộ ra nên bị nhạy cảm trước các tác động từ bên ngoài.
  • Nguy cơ bị mất răng: Tụt lợi khiến cho chân răng không còn chỗ bám víu. Vì thế, chúng sẽ yếu hơn bình thường. Nếu bị tác động mạnh có thể sẽ làm gãy răng hoặc mất răng.
  • Tiêu ổ xương hàm: Đây là tình trạng xấu nhất có thể xảy ra nếu bị tụt lợi dẫn đến mất răng và không giải quyết kịp thời. Điều này làm cho chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cấu trúc của răng miệng bị thay đổi hoàn toàn.
Tụt lợi gây ra tình trạng mất răng
Tụt lợi gây ra tình trạng mất răng

Niềng răng bị tụt lợi phải làm sao?

Niềng răng bị tụt lợi cần được phát hiện càng sớm càng tốt. Ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới phát triển, bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng. Lúc này, bạn nên thay bàn chải lông mềm, sử dụng máy tăm nước nếu có thể, đánh răng thường xuyên. Ngoài ra, nếu bạn thấy quá ê buốt có thể sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh và đưa ra hướng giải quyết. Ưu tiên việc điều trị vùng nướu trước khi thực hiện đeo niềng lại.

Sử dụng máy tăm nước để hạn chế ảnh hưởng đến phần nướu và chân răng
Sử dụng máy tăm nước để hạn chế ảnh hưởng đến phần nướu và chân răng

Cách phòng tránh tình trạng niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi khi niềng răng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng mà còn khiến cho quá trình niềng răng bị kéo dài. Do đó, để tránh tình trạng này diễn ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thực hiện việc vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học.
  • Xây dựng thực đơn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với khả năng ăn nhai hiện tại.
  • Kết hợp các biện pháp vệ sinh răng khác.
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ tại phòng khám.
  • Điều trị triệt để và dứt điểm những bệnh lý răng miệng trước khi thực hiện niềng răng.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa có thương hiệu rõ ràng, chất lượng và được đánh giá cao từ các khách hàng khác.
Nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh
Nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng niềng răng bị tụt lợi. Hãy nhớ chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt để hạn chế tối đa những tình trạng tương tự xảy ra cho hàm răng của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Niềng răng để cùng thảo luận nhé!