Nhắc đến niềng răng, mọi người thường chỉ nhớ sự thay đổi ngoạn mục của vẻ ngoài. Thế nhưng một nỗi khổ sở mà chỉ có hội “đồng niềng” mới thấu hiểu. Đó chính là khó khăn mỗi khi ăn uống. Thế niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường? Có cách nào làm giảm nỗi đau nhức khi ăn uống hay không? Cùng bệnh viện niềng răng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng bao lâu thì ăn uống bình thường?
Niềng răng là phương pháp nha khoa dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Đây là giải pháp giúp lấy lại hàm răng đều đẹp một cách an toàn. Sau khi được gắn niềng, người dùng sẽ cần một khoảng thời gian để có thể thích nghi với cảm giác cộm trong khoang miệng. Chính vì thế nên sau khi niềng răng, bạn không thể ăn uống bình thường ngay. Vậy niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường?
Bác sĩ nha khoa cho hay, sau khi niềng răng 3 – 5 ngày, người dùng có thể ăn uống bình thường. Thế là câu trả lời cho thắc mắc “Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường?” đã có. Tuy nhiên, nếu lựa chọn nha khoa không đủ tiêu chuẩn, người dùng có thể gặp tình trạng đau răng kéo dài. Vì thế để vừa có hàm răng đẹp vừa đảm bảo sức khỏe, bạn hãy tìm kiếm cho mình địa điểm chỉnh nha uy tín nhé!

Thời điểm gặp khó khăn về ăn uống khi niềng răng
Mọi người thường nghĩ khó khăn trong ăn uống sẽ kéo dài đến lúc tháo niềng. Tuy nhiên thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Nha sĩ cho biết, người dùng có thể ăn uống bình thường trong quá trình đeo niềng. Thế nhưng có 2 khoảng thời gian chúng ta cần chú ý đến việc ăn uống hơn bình thường, đó là:
2 tuần đầu sau khi vừa niềng răng
Khoảng thời gian 1 – 2 tuần đầu là thời điểm khó khăn cho người dùng trong khi ăn uống. Vì vừa được gắn mắc cài nên người dùng sẽ có cảm giác khá lạ lẫm và hơi khó chịu khi sử dụng thực phẩm. Hơn nữa, răng của người bệnh ở thời điểm này bắt đầu dịch chuyển dần về đúng vị trí trên cung hàm. Do đó, trong quá trình này sẽ gây ra nhiều cơn đau nhức.
Ở thời điểm này, bạn nên sử dụng thực phẩm mềm hoặc được nghiền nhỏ để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhé. Mọi người cần hạn chế đồ ăn dai, cứng để tránh thức ăn vướng lên mắc cài. Từ đó gây khó khăn trong khi vệ sinh răng miệng.

3 ngày sau khi thay chun và dây cung theo định kỳ
Sau một khoảng thời gian đeo niềng, người dùng sẽ không còn cảm thấy quá khó chịu nữa. Trong suốt quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi răng đang dịch chuyển theo đúng hướng hay không. Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành thay dây chun, dây cung nhằm tăng lực tác động lên răng. Từ đó giúp răng tiếp tục cố định vị trí trên cung hàm. Vì thế, người dùng sẽ cảm giác thấy răng bị đau ê trở lại. Nhưng may mắn là cơn đau này sẽ không kéo dài. Hơn nữa, đây cũng là dấu hiệu tốt, cho thấy răng đang di chuyển theo mong muốn. Mọi người cần chú ý đến vấn đề ăn uống ở thời gian này để duy trì hiệu quả chỉnh nha nhé!

Những lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng
Niềng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ cần đầu tư cả về thời gian, chi phí lẫn công sức. Vì vậy, chúng ta cần chú ý chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình chỉnh nha diễn ra hiệu quả. Một số loại thực phẩm nha sĩ khuyên bạn nên và không nên sử dụng như:
Những thực phẩm nên ăn trong quá trình niềng răng
Thức ăn dành cho người đeo niềng cần đảm bảo hai yếu tố: Cung cấp đủ dưỡng chất và dễ nhai. Cụ thể:
- Thực phẩm được chế biến từ sữa như: Bơ, phô mai, sữa chua,…
- Thực phẩm xốp mềm như: Đậu hũ, bánh bông lan,…
- Thực phẩm giàu chất xơ như: Rau củ, trái cây.
- Thực phẩm từ trứng như: Bánh flan, trứng chiên,…
- Thực phẩm được nấu chín, mềm như: Súp, cháo, bún, thịt hầm,…
- Thực phẩm được cắt, nghiền thành những mảnh nhỏ.

Thực phẩm không nên ăn khi niềng răng
Mặc dù người bệnh có thể ăn uống bình thường trong thời gian đeo niềng. Nhưng để hạn chế việc mắc cài bị bung ra khi ăn, người bệnh cần chú ý không sử dụng những thực phẩm dễ dính vào mắc cài hay thức ăn cần dùng lực cắn mạnh. Cụ thể như:
- Thực phẩm cứng như: Các loại hạt, kẹo,…
- Thực phẩm giòn như: Bỏng ngô, ổi,…
- Thực phẩm dai như: Bánh dầy, bánh nếp,…
- Thực phẩm dẻo, dễ dính như: Kẹo cao su,…

Một số biện pháp giảm đau giúp bạn nhanh chóng ăn uống bình thường
Đau nhức, ê buốt là cảm giác không thể tránh khỏi trong suốt quá trình niềng răng. Để giảm đau, ăn uống trở lại bình thường nhanh chóng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu không thể chịu được cơn đau khi đeo niềng, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ và sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Alaxan, Paracetamol,…
- Dùng nước muối sinh lý: Natri clorid có trong nước muối giúp hỗ trợ sát khuẩn, làm dịu cơn đau nhanh hơn.
- Sử dụng sáp nha khoa: Khi mắc cài cọ xát vào vùng mô mềm gây đau đớn, sáp nha khoa có thể được dùng để giảm thiểu tình trạng này. Từ đó giúp người dùng cảm thấy đỡ đau nhức hơn.

- Hạn chế chạm khu vực khoang miệng bị đau: Thường xuyên sờ vào nướu, vùng răng bị ê đau để tránh trường hợp răng bị kích ứng.
- Massage vùng nướu: Nhẹ nhàng massage vùng răng nướu bị đau sẽ xoa dịu được cơn khó chịu. Đồng thời, nó giúp nướu được săn chắc hơn.
- Vệ sinh răng đúng cách: Đánh răng sau mỗi bữa ăn giúp làm sạch mảng bám trên răng để hạn chế và ngăn ngừa cơn đau răng.

Niềng răng là chủ đề chưa bao giờ hết “hot”. Hy vọng bài viết phía trên giải đáp được câu hỏi “ Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường?” của bạn. Để có kết quả niềng răng hiệu quả, an toàn lâu dài, mọi hãy hãy lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp nhé. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Bệnh viện niềng răng để được hỗ trợ nhanh chóng!