Nong hàm khi niềng răng là gì? Có làm thay đổi khuôn mặt không?

Trong quá trình chỉnh nha, khi cung hàm bị hẹp và thiếu khoảng trống, nha sĩ sẽ chỉ định bạn nong hàm khi niềng răng. Tuy nhiên, kỹ thuật nha khoa này vẫn còn khá xa lạ với mọi người. Vì thế không có ít người thắc mắc nong hàm là gì? Có tác dụng như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về nong hàm khi niềng răng, bạn hãy cùng Bệnh viện niềng răng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Nong hàm là gì? Có tác dụng gì?

Nong hàm là kỹ thuật hỗ trợ quá trình niềng răng. Nha sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ chuyên biệt để nong rộng cung hàm nhỏ hẹp. Điều này sẽ giúp tạo ra các khoảng trống để điều chỉnh răng dịch chuyển về vị trí thẳng hàng, tiêu chuẩn.

Thông thường, nong hàm khi niềng răng chỉ được áp dụng đối với hàm trên. Khí cụ nong hàm tạo ra lực ép, đẩy răng giãn cách ra xa và tách dần hai xương khẩu cái. Sau đó, nha sĩ sẽ lấp đầy khoảng trống bằng các mô sụn. Khi xương mới được hình thành, diện tích vòm hàm đã được tăng lên. Đối với hàm dưới nhỏ hẹp, kỹ thuật nong hàm sẽ phức tạp hơn. Phương pháp này chỉ được thực hiện ở người có xương hàm vững chắc, lợi khỏe mạnh. Trong một số trường hợp, nha sĩ cũng sẽ chỉ định bạn nhổ bớt răng khi thực hiện nong hàm dưới.

Mặt khác nếu áp dụng kỹ thuật này khi niềng răng, bạn có thể không cần phải nhổ bất kỳ một chiếc răng nào để tạo khoảng trống, giúp các răng còn lại dịch chuyển. Chính vì thế, đây là phương pháp hỗ trợ chỉnh nha hiệu quả.

Nong hàm tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn trong quá trình chỉnh nha
Nong hàm tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn trong quá trình chỉnh nha

Các trường hợp cần phải nong hàm

Nong hàm khi niềng răng sẽ giúp tạo ra khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện kỹ thuật này. Nha sĩ sẽ chỉ định nong hàm nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây.

Vòm hàm hẹp cần tạo khoảng trống

Dựa vào sự tương quan giữa vòm hàm và cấu trúc khuôn mặt, nha sĩ sẽ chỉ định bạn có nên thực hiện nong hàm khi niềng răng hay không? Để có thể đưa ra hướng điều trị chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X – quang hàm răng của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tổng quát cấu trúc xương hàm.

Cụ thể, nếu khoảng cách từ mũi lên trán bạn quá rộng, nhưng miệng lại nhỏ hẹp làm mất đi sự cân đối gương mặt. Trường hợp này, bạn nên nong hàm khi niềng răng để khuôn mặt trở nên hài hòa và giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn.

Vòm hàm không đủ chỗ cho răng sắp xếp

Một người trưởng thành thường có 28 đến 32 chiếc răng vĩnh viễn trên cung hàm. Nếu vòm hàm quá hẹp sẽ không đủ chỗ cho răng sắp xếp sẽ khiến răng mọc xiên lệch, chen chúc. Trong quá trình niềng răng, để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Nha sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện nong rộng hàm hoặc nhổ răng.

Nong hàm có thể cải thiện tình trạng răng mọc chen chúc
Nong hàm có thể cải thiện tình trạng răng mọc chen chúc

Tuy nhiên, nong hàm khi niềng răng chỉ được thực hiện trong trường hợp diện tích cần nong rộng hàm nhỏ. Vì nếu tăng diện tích vòm hàm quá mức sẽ phá vỡ cấu trúc của khuôn mặt. Trong trường hợp răng cần nhiều khoảng trống để dịch chuyển, nha sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện kết hợp hai phương pháp nhổ răng và nong hàm.

Hàm bị lệch, méo

Hàm bị lệch, méo là tình trạng khớp cắn bị sai lệch, vòm hàm mất cân đối. Đây là trường hợp phức tạp nhất khi nong hàm. Nha sĩ sẽ phải tính toán lực nong, để điều chỉnh hai hàm tương xứng với nhau. Thực hiện nong hàm khi niềng răng làm tác động đến cấu trúc xương hàm. Vì vậy, kỹ thuật này đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, để tính toán chính xác bạn có nên thực hiện nong hàm không.

Nong hàm trong thời gian bao lâu?

Thời gian đeo nong hàm khi niềng răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Đối với trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần đeo khí cụ nong rộng hàm từ 3 – 4 tháng. Những trường hợp phức tạp hơn sẽ phải đeo nong hàm trong khoảng 6 – 7 tháng để có thể đạt được kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, thời gian nong hàm khi niềng răng còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mức độ răng mọc lệch lạc: Nếu răng của bạn mọc chen chúc không nhiều thì quá trình nong hàm sẽ dễ dàng hơn. Đối với những trường hợp răng mọc phức tạp, kỹ thuật nong hàm cần được thực hiện cẩn thận, chính xác, tránh làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
  • Độ cứng chắc của xương hàm: Độ cứng của xương hàm giúp nha sĩ xác định được bạn nên nong hàm nông hay sâu. Đối với xương hàm khỏe mạnh, nong hàm sâu sẽ rút ngắn thời gian đeo khí cụ và ngược lại.
  • Tay nghề của nha sĩ: Bác sĩ là người quyết định trực tiếp đến kết quả nong hàm của bạn. Dưới sự điều trị  của một nha sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, quá trình nới rộng diện tích vòm hàm của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ và an toàn. Điều đó, ngăn chặn được các biến chứng, rút ngắn được thời gian đeo nong hàm.
  • Khí cụ nong hàm: Đeo khí cụ nong hàm tháo lắp sẽ thoải mái và dễ chịu hơn so với dụng cụ cố định, nhưng lại mang đến kết quả chậm hơn.
Tùy vào mức độ mọc lệch lạc của răng thời gian đeo nong hàm sẽ khác nhau
Tùy vào mức độ mọc lệch lạc của răng thời gian đeo nong hàm sẽ khác nhau

Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt không?

Bản chất của nong hàm khi niềng răng là làm tăng diện tích vòm hàm, hỗ trợ quá trình niềng răng và giúp khuôn mặt của bạn trở nên cân đối hơn. Dưới đây là những lợi ích mà kỹ thuật này mang đến:

  • Cân đối cấu trúc hàm: Khi cung hàm được nong rộng sẽ tạo ra sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Điều đó sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khớp cắn sai lệch và khả năng ăn nhai.
  • Giúp khuôn mặt hài hòa, tự nhiên hơn: Nong hàm khi niềng răng có thể giúp gương mặt trở nên cân đối và hài hòa hơn. Cụ thể, xương hàm sẽ trở nên rõ nét, sống mũi nhô cao hơn, giúp khắc phục được tình trạng lệch mặt.

Chính vì thế, nong hàm không chỉ là kỹ thuật nha khoa hỗ trợ quá trình niềng răng mà còn có thể giúp bạn cải thiện được cấu trúc khuôn mặt.

Nong hàm giúp cải thiện tình trạng khớp cắn sai lệch
Nong hàm giúp cải thiện tình trạng khớp cắn sai lệch

Những điều cần lưu ý khi nong hàm

Thực hiện nong hàm khi niềng răng, có thể gặp phải tình trạng đau nhức, vướng víu, thức ăn kẹt vào khí cụ,… nên bạn cần phải lưu ý điều dưới đây:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Những ngày đầu tiên khi thực hiện tăng diện tích vòm hàm, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Vì thế, hãy nhờ nha sĩ kê toa thuốc làm dịu cơn đau.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Khi nong hàm, bạn hãy sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa thay vì tăm tre để loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng hay khí cụ niềng răng. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch mảng bám.
  • Ăn uống hợp lý, khoa học: Trong 1 đến 3 ngày đầu khi thực hiện nong hàm, bạn nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, tránh ăn thức ăn dai cứng.
  • Khắc phục trở ngại khó phát âm: Khi mới đeo khí cụ nong hàm, khả năng phát âm của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Vì vậy, bạn hãy kiên trì, thực hiện tập nói như một đứa trẻ để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, khi tập phát âm lưỡi có thể bị tổn thương. Bạn sử dụng sáp nha khoa bôi lên khí cụ nong hàm để hạn chế tình trạng này nhé!
Sử dụng thuốc giảm giảm đau trong những ngày đầu nong hàm
Sử dụng thuốc giảm giảm đau trong những ngày đầu nong hàm

Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về nong hàm khi niềng răng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ với Bệnh viện niềng răng để được giải đáp bởi các chuyên gia nha khoa nhé!